Đi tìm Dòng Họ Nguyễn Quyết Trung (Phần 3)

13:44 | 30/09/2014

Manh mối từ cuốn Gia phả họ Nguyễn Phùng Thiện đã chỉ ra ngành Nguyễn Quyết Trung. Từ đây lần tìm về gốc gác Cụ Thuỷ tổ.

Cụ thân sinh ra cụ Đồng Tuyến là ai?

Gia phả gốc của họ Nguyễn Quyết Trung đã bi thất lạc qua những thăng trầm của lịch sử, tuy nhiên rất may là các cụ truyền lại một bài cúng trong đó có tên pháp danh tất cả tổ tiên của dòng trưởng. Vì dòng trưởng sau này phần lớn là độc đinh (chỉ có 1 con trai nối dõi) nên ta có thể tìm lại thế thứ của các cụ. Chi tiết tên (pháp danh) trong bài cúng như sau:

1, Pháp Hành, 2, Phúc Thành, 3, Pháp Ranh, 4, Pháp Tuấn, 5, Huyền Như, 6, Pháp Thịnh, 7, Pháp Thông, 8, Pháp Minh, 9, Pháp Chính (Thầy Sự), 10, Pháp Trực (Thầy Long)

Trong danh sách này, cụ thứ 6, Pháp Thịnh là cụ Chu, ngang hàng với cụ Đồng Bích, có thể đã từng là trưởng pháp sư nên có tên trong bài cúng.
Người thứ 5 Huyền Như liên quan đến sự tích Thánh Ông ở đền Đức Tổ Sư: Ngày đó có hai anh em đang học nghề để nối nghiệp làm pháp sư (thầy phù thủy), tuổi độ 12 – 13. Do tinh nghịch nên một lần cậu em mới làm phép chơi khăm một nhà giàu trong làng. Người này rất giận mới thuê pháp sư giỏi nhất vùng về để giải phép. Người được thuê chính là cha của 2 anh em. Trước khi đi, ông có hỏi 2 anh em xem có ai làm gì không và tất nhiên cậu em giấu. Vì thế vị pháp sư vẫn đến giải phép cho nhà giầu kia. Đến khi ông làm phép xong, chém quả bí, thấy máu phọt ra, ông chột dạ chạy về nhà thì không kịp, cậu bé đã mất. Do buồn phiền, ông cũng sớm lìa đời. Còn bà mẹ thì đau khổ vô hạn và đem hết sách phù thủy đốt đi. Giai thoại này đươc truyền và kể bởi thủ từ của đền qua các thế hệ. Chuyện này cũng được xác nhận bởi bác Ngoạn. Theo thế thứ trong họ thì Huyền Như là con cụ Pháp Tuấn và gọi cụ Đồng Tuyến là chú.

Trong cuốn gia phả họ Nguyễn Nho Lâm, cụ phó Điền có nhắc đến chi tiết là mộ bà cụ thủy tổ (bà vợ cụ Đồng Tuyến) ở vườn nhà, gần đền đức Tổ Sư. Như vậy, có thể đoán rằng khi trước các cụ đã ở khu vực gần đền.

Khi đi tìm tung tích dòng họ, tôi đã nói chuyện với rất nhiều các cụ cao tuổi, nhằm tìm ra manh mối. Trong một lần nói chuyện với bà Vinh, bà có nhớ là hồi nhỏ hay được các cụ cho đi ăn giỗ ở Phường Lâm. Nếu muốn tìm hiểu, có thể gặp cô Thừa là con bà Hài, có con gái lấy chồng ở gần đó. Nghe nói nhà chồng cô con gái ở trên một thửa đất trước là đền và đã có nhiều chuyện xảy ra.

Tìm đến Phường Lâm, thăm đền và tìm hiểu sự tích của đền, được biết, đền thờ vị Thánh tổ họ nguyễn và sự tích về Thánh Ông như đã nói ở trên. Những sự tích này hoàn toàn trùng hợp với những giai thoại về gia tộc mà bác Ngoạn đươc kể lại. Tìm hiểu kỹ thêm, đây chính là Tĩnh Ông Thầy Dong mà cụ Tổng Đoàn đã viết khi kể về những chuyện xưa ở Tổng Bồng Hải.

Đền Đức Tổ Sư (Tĩnh Ông Thầy Dong) được xây vào khoảng năm Gia Long nguyên niên (1802).

Tài liệu của cụ Đỗ Bằng Đoàn viết trên tập san Bồng Hải năm 1973. Khi đó cụ Đoàn đã di cư vào nam được gần 20 năm. Có khá nhiều chi tiết thú vị về cụ thầy Dong và đền Đức Tổ Sư trong bài viết này để ta tham khảo. Tuy nhiên do hạn chế về không gian (ở miền nam) và thời gian (những chuyện xảy ra đã quá xa) nên chắc chắn có nhiều điểm không chính xác. Ví dụ như nói đền được xây khoảng năm 1802, tức gần hai thế kỷ trước mà lại kể chi tiết về sự việc xảy ra cách đó (1973) năm bảy mươi năm. Những chi tiết về âm binh có lẽ cũng là giai thoại nhiều hơn sự thật. Chi tiết về cụ thầy Dong là học trò của thầy Sự (Trần Công Sự), có thể là nhầm lẫn với thầy Sự (bố thầy Long) thời gần đây? Như vậy, nhân vật Thầy Dong ở đây là tổng hợp của người thật và những truyền thuyết dân gian mà dân vùng Bồng Hải thêu dệt thêm lên.

Theo bác Ngoạn thì cụ Pháp Ranh, cha của các cụ Bưởng, Cụ Đồng Tuyến và cụ Pháp Tuấn chính là cụ Thầy Dong trong truyền thuyết. Để củng cố cho nhận định này tôi đã dựng lại xem thời các cụ sống là thời nào:

 
Đời thứ Tên Năm sinh
10 Nguyễn Đình Tùng 1963
9 Nguyễn Văn Thân 1930
8 Cụ Phó Điền 1908
7 Cụ Hội Tư 1885
6 Cụ Đồng Bích (Cụ Chất sinh năm 1871) 1848
5 Cụ Nhiêu Quý 1825
4 Cụ Đồng Tuyến 1805
3 Cụ Nguyễn Loan (Thầy Dong, Pháp Ranh) 1780
 
  • Chú thích: Thứ tự đời bắt đầu từ số 3 để có chỗ cho 2 đời nữa sẽ được giới thiệu sau.
Như vậy, cụ Đồng Tuyến sống chủ yếu ở nửa đầu thế kỷ 19 thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Cụ thầy Dong, sống khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, phù hợp với thời gian xuất hiện của tĩnh ông thầy Dong theo tài liệu của cụ tổng Đoàn.

Khi nói chuyện với các cụ cao tuổi còn sống, mọi người đều biết cụ Thầy Dong là thuộc bên Thầy Sự, Thầy Long và không ai tin rằng cụ có liên quan đến nhà ta. Điều này xảy ra là do cụ đã sống cách chúng ta đến 2 thế kỷ và cụ Đồng Tuyến không phải con trưởng nên con cháu không biết đến cụ.
Như vậy, cụ Pháp Ranh (Thầy Dong) là tổ sinh ra 3 nhánh họ Nguyễn là nhánh nhà bác Ngoạn, nhánh cụ Quản ty, Bồi An và nhánh cụ Đồng Tuyến. Câu hỏi cần giải đáp là: Có còn nhánh nào khác không và cụ có anh chị em gì không? Liệu cụ tổ thờ ở nhà bác Ngoạn có phải là tổ của toàn ngành họ Nguyễn Quyết Trung hay chỉ là một nhánh phụ?

Hỏi tất cả các cụ cao niên ở Khánh Thành, Khánh Trung, chúng tôi tìm được một nhánh họ Nguyễn khác cũng xưng là dòng Quyết Trung: đó là nhánh nhà bác Đang. Bác Đang đi bộ đội, đã nghỉ hưu. Hiện bác cũng rất quan tâm đến lịch sử quê hương. Bác Ngoạn cũng công nhận là có họ hàng nhưng không biết bắt đầu từ đời thứ mấy, chỉ biết nhánh đó là vai dưới.

Sơ đồ gia phả nhà bác Đang:
2.2 Cụ tổ (không biết tên)
3.2.1 Nguyễn Quang Đăng
                  4.2.1.1 Cụ ?? (không biết tên)
                                    5.2.1.1.1 Nguyễn Đực
                                    5.2.1.1.2 Nguyễn Hiếu
                                    5.2.1.1.3 Nguyễn Hậu
                                                      6.2.1.1.3.1 Nguyễn Ruyên
                                                                        7.2.1.1.3.1.1 Các Ông: Đoán, Hoàn, Khiển, Huynh
                  4.2.1.2 Nguyễn Điều
                                    5.2.1.2.1 Nguyễn Rõan
                                                      6.2.1.2.1.1Nguyễn Phương …
                                    5.2.1.2.2 Nguyễn Thế
                                    5.2.1.2.3 Nguyễn Lợi
                                    5.2.1.2.4 Nguyễn Chi

Sau khi truy ngược thế thứ bằng cách so sánh thứ bậc của người hậu duệ gần nhất, chúng tôi xác định được cụ tổ của nhánh này ngang hàng với cụ đời thứ 2 bên từ đường bác Ngoạn, tức là cụ Phúc Thành.

Để tiện theo dõi, xin tóm tắt gia phả họ Nguyễn Quyết Trung 5 đời đầu tiên như sau:
 
5 Pháp Thông (Nguyễn Chiêu) Cụ Nhiêu Quý, Cụ Cai Phụng Cụ Trung Sơn Nguyễn Đực, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Hậu Nguyễn Roãn, Nguyễn Thế …
4 Pháp Tuấn Cụ Đồng Tuyến Cụ Bưởng (Nguyễn Bưởng/ Pháp Khoa) Cụ không tên Nguyễn Điều
3 Pháp Ranh (Thầy Dong) Nguyễn Quang Đăng
2 Phúc Thành Cụ tổ
1 Pháp Hành

Xin xem tiếp phần 4


Nguyễn Đình Tùng